Bệnh còi xương là căn bệnh phổ biến ở trẻ, theo bệnh viện Nhi Trung ương tỉ lệ còi xương chiếm từ 9 – 10% ở trẻ dưới 3 tuổi. Căn bệnh này rất nguy hiểm bởi nó gây ra nhiều biến dạng về xương. Thậm chí những trẻ bụ bẫm, ăn ngủ tốt, không suy dinh dưỡng nhưng vẫn có nguy cơ bị còi xương.
1. Vậy bệnh còi xương là gì?
Bệnh còi xương, đúng theo chuyên môn là bệnh bị mềm xương, nhũn xương. Trẻ thiếu vitamin D dẫn đến không hấp thu được canxi và thiếu các chất vitamin khác làm cho mặt độ xương giảm xuống và dẫn đến xương bị mềm. Đối với người lớn gọi là bệnh loãng xương còn đối với trẻ em gọi là bệnh mềm xương. Và chính những hiện tượng mềm xương này nó dẫn đến những biến dạng ở xương.
2. Biểu hiện của bệnh còi xương
- Trẻ thường xuyên quấy khóc, hay nôn chớ, trằn trọc, ngủ không ngon giấc, mồ hôi trộm ra nhiều cả lúc ngủ lẫn lúc thức, đặc biệt là tóc mọc vành khăn.
- Xương sọ có dấu hiệu mềm, thóp trước rộng, bờ mềm, chậm kín, có bướu ở chán, ở đỉnh đầu làm đầu to ra.
- Trẻ chậm mọc răng, lồng ngực có biến dạng như ngực gà. Chân cong kiểu vòng kiềng hoặc choãi ra như chữ X. Trẻ chậm biết ngồi, biết đi.
- Ở thể nặng, trẻ có thể xuất hiện những cơn giật do hạ canxi máu.
3. Nguyên nhân còi xương ở trẻ
Trẻ còi xương có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó dinh dưỡng được xem như một trong những nguyên nhân quan trọng nhất. Vì thế ngay từ những năm tháng đầu đời, bố mẹ nên chuẩn bị cho trẻ một chế độ dinh dưỡng khoa học, phù hợp để góp phần phòng ngừa hiệu quả căn bệnh này.
Nguyên nhân gây bệnh còi xương ở trẻ có thể kể đến như sai lầm trong chế độ ăn của trẻ. Chế độ ăn không đa dạng, ăn uống kém sẽ không đáp ứng nhu cầu các chất dinh dưỡng, đặc biệt là canxi. Canxi có nhiều trong sữa và ở tỷ lệ hấp thu cao hơn các thực phẩm khác, đặc biệt là sữa mẹ. Những trẻ uống sữa ít hơn số lượng khuyến nghị là một trong những nguy cơ mắc bệnh còi xương. Chế độ ăn không hợp lý, nghèo canxi, phốt pho, vitamin và chất khoáng khác hoặc trẻ mắc một số bệnh đường tiêu hóa làm giảm hấp thu vitamin D3. Ngoài ra, trẻ không được bú mẹ thường xuyên, trẻ ăn bột quá sớm, ăn bột nhiều cũng gây ức chế hấp thụ canxi.
Tại sao trẻ bụ bẫm vẫn bị còi xương? Nếu như trẻ càng phát triển nhanh về chiều cao, càng to béo thì nhu cầu vi chất dinh dưỡng ở trẻ sẽ cao hơn so với những đứa trẻ bình thường khác. Đây là lý do tại sao những trẻ bụ bẫm, cao giáo vẫn có thể bị còi xương.
4. Cha mẹ cần lưu ý để phòng bệnh còi xương cho trẻ:
- Thường xuyên cho trẻ được vận động và tiếp xúc với không khí ngoài trời nhằm tăng cường đề kháng cũng như sức khỏe của trẻ. - Cho trẻ tắm nắng hàng ngày và để lộ vùng chân, tay, lưng, bụng ra ngoài từ 10 - 15 phút vào mỗi buổi sáng lúc trước 9 giờ để tăng cường lượng vitamin D cho trẻ. - Xây dựng một thực đơn dinh dưỡng khoa học: Khi trẻ dưới 6 tháng tuổi cần cho trẻ được bú mẹ hoàn toàn. Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên bắt đầu cho trẻ ăn dặm và trong các bữa ăn cần bổ sung cho trẻ đủ 4 nhóm thực phẩm (nhóm bột đường, nhóm chất đạm, nhóm chất béo, nhóm vitamin và khoáng chất) để trẻ có thể nhận được đầy đủ dưỡng chất. Một số thực phẩm có chứa nhiều vitamin D như dầu cá hồi, cá hồi, cá thu, lươn, lòng đỏ trứng gà, sữa. Canxi có nhiều trong sữa và các chế phẩm từ sữa; trong rau thì có các loại đậu, đỗ… - Cho trẻ ngủ đủ giấc để hình thành hooc môn tăng trưởng. Trẻ thiếu canxi là một trong những vấn đề luôn được các bậc cha mẹ quan tâm trong quá trình nuôi con, bởi nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển hệ xương của trẻ. Do vậy, trẻ cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ và duy trì thói quen sinh hoạt hợp lý là biện pháp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh còi xương ở trẻ một cách hiệu quả. Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo dòng canxi sinh học thế hệ mới để bổ sung cho con: Canxi sinh học Bestical. Bên cạnh việc bổ sung hàm lượng lớn canxi sinh học, Bestical còn kết hợp thêm 2 trợ thủ đắc lực "D3 và VitaMK7 tinh khiết" mang lại hiệu quả:
Hỗ trợ tăng chiều cao cho trẻ
Cải thiện mật độ xương, giúp xương chắc khỏe, giảm thiểu tình trạng thiếu canxi như đau mỏi chân tay, trằn trọc khó ngủ, sún răng,...
Hỗ trợ tăng cường miễn dịch
Tránh táo bón, dư thừa canxi
Không gây dị ứng, hay dậy thì sớm ở trẻ
Mẹ đừng quên bổ sung canxi cho con để con cứng cáp hơn, cao lớn hơn nhé! ------------ Canxi sinh học Bestical - Giải pháp bù đắp canxi an toàn cho bé trước 7 tuổi Hotline: 0986.060.688 #bestical
コメント